Những lưu ý về dịch cúm インフルエンザ trong mùa khô lạnh

Chia sẻ kinh nghiệm Công Việc Cuộc sống HOT

Trời đã bắt đầu chuyển lạnh, cây cối thay màu vàng đỏ rực rỡ báo hiệu một mùa đông lạnh giá sắp đến với đất nước mặt trời mọc. Cùng với mùa đông lạnh giá là một mối lo về dịch bệnh インフルエンザ – Bệnh cúm.

Bài viết này sẽ cho các bạn hiểu hơn về dịch cúm tại Nhật, cách đề phòng  không để lây nhiễm và cách đối ứng khi không may bị lây nhiễm bệnh.

 

Định nghĩa về bệnh cúm:

インフルエンザ – hay còn gọi là bệnh cúm, là một loại bệnh lây nhiễm do virut cúm lây truyền vào phổi và phế quản qua đường hô hấp. Đối tượng dễ bị lây nhiễm virut là trẻ nhỏ từ 0-9 tuổi, chiếm trên 50% số người mắc bệnh. Những người cao tuổi từ độ tuổi 65 trở lên khi mắc bệnh đặc biệt nguy hiểm vì thường rất dễ gây tử vong. Những người trẻ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Thời gian dịch bệnh cúm dễ lan truyền nhất ở Nhật Bản là thời kỳ mùa đông, trời trở lạnh trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Vì bệnh cúm dễ nhầm với cảm thông thường, nên dễ lây lan rộng trong thời gian ngắn.

 

Triệu trứng khi bị bệnh cúm:

  • Cảm thấy khó thở, đau họng
  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Đau ngực, đau đầu, đau khớp chân tay, đau cơ bắp.
  • Sốt trên 38 độ trên 3 ngày, cơ thể có dấu hiệu bệnh trầm trọng hơn.

Cách thức truyền nhiễm:

  • Lây truyền trực tiếp:

Khi không khí trở nên lạnh và khô, virut cúm dễ phát triển tự do trong không khí và dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Như trực tiếp qua mũi khi thở, trực tiếp qua cổ họng khi cổ họng bị khô bị viêm. Sau 1 đến 3 ngày xâm nhập vào cơ thể thì virut sẽ bắt đầu tấn công toàn cơ thể, làm cơ thể chúng ta trở nên suy nhược.

  • Lây truyền gián tiếp:

Khi tiếp xúc với người bệnh, qua nước bọt khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, hoặc khi ăn chung. Đây là con đường lây truyền nhanh nhất, nguy hiểm nhất.

 

Cách đối ứng khi nhiễm bệnh:

Trị bệnh:
  • Khi cảm thấy có những biểu hiện như đau họng, hắt hơi, sốt cao thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để nhận được sự điều trị của bác sỹ.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, hạn chế ra ngoài theo hướng dẫn của bác sỹ.
  • Uống nhiều nước (nước trà, chanh muối) để giảm sốt.
  • Đeo khẩu trang, giữ phép lịch sự khi ho để tránh lây nhiễm.
Làm sao để không lây truyền:
  • Khi phát hiện bị mắc cúm cần ngay lập tức thông báo nghỉ học, nghỉ làm để tránh gây lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Khi có giấy khám bị cúm インフルエンザ thì nghỉ học sẽ không bì trừ điểm đến lớp しゅっせき đâu nhé. Các bạn cần đặc biệt chú ý đừng vì tiếc tiền mà cố đi làm sẽ gây bệnh cho những người làm cùng. Nơi làm việc của chúng ta có rất nhiều người cao tuổi làm cùng, sức đề kháng của họ đã yếu mà khi bị lây nhiễm bệnh thì có thể dễ dẫn đến tử vong. Không như các bạn còn trẻ, thanh niên thì chỉ khoảng 5-7 ngày là khỏi bệnh.
  • Để được quay trở lại đi học và đi làm, cần thiết phải có giấy chứng nhận đã khỏi bệnh của bác sỹ.
  • Đeo khẩu trang, tránh không ho thẳng vào mặt người khác, dùng giấy mềm hoặc khẩu trang che miệng, mũi.
  • Thường xuyên rửa tay, rửa kỹ mu bàn tay, móng tay, kẽ ngón tay và cổ tay và dùng cồn để khử trùng, khăn mặt sạch để lau khô tay.
  • Các bạn du học sinh thường sống chung với nhau rất dễ lây nhiễm bệnh, nên khi bị cúm cần vệ sịnh sạch sẽ để tránh lây nhiễm sang người sống cùng.

 

Cách phòng tránh:

  • Giữ ấm cơ thể, mặc áo ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang khi ra ngoài: đây là điều rất quan trọng vì nếu giữ cơ thể ấm thì virut cúm khó có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
  • Giữ thể trạng khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ.
  • Vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, thường xuyên rửa tay.
  • Mùa đông khi bật điều hòa sưởi các bạn nên để nhiệt độ khoảng 20 độ, và nên đầu tư một chiếc máy phu sương để giữ ẩm cho căn phòng của mình, chỉ mất khoảng 5 ngàn yên thôi.
  • Nếu có điều kiện thì các bạn có thể đến các bệnh viện hay phòng khám để tiêm vacxin phòng ngừa bệnh cúm hết khoảng 5 ngàn yên, có thể giúp phòng ngừa cúm trong khoảng 5 tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *